Vị trí địa lý Hành cung Cổ Bi

Công trình được xây dựng trên một quả đồi nằm trong một quần thể đồi quây tụ một hướng theo thế trâu quỳ nổi bật giữa một vùng đồng ruộng, sông ngòi thơ mộng, trù phú.

Được biết, trên địa bàn Kinh Bắc xưa, Cổ Bi là một danh hương trong Tam Cổ, Ngũ Phù (Cổ Loa, Cổ Bi, Cổ Pháp, Phù Ninh, Phù Đổng, Phù Khê, Phù Chẩn, Phù Lưu). Hơn nữa, Cổ Bi lại đứng đầu về vị thế địa lý, văn hoá của vùng. Cái lợi thế của đất này là hội đủ các yếu tố cần thiết cận thị, cận giang, cận lộ để sớm trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá của xứ Kinh Bắc nói riêng và kinh đô Thăng Long nói chung. Đây cũng là lý do mà hàng nghìn năm trước, vùng đất này đã có nhiều dòng tộc lớn đến sinh cơ lập nghiệp.

Sở dĩ chúa Trịnh Cương dựng hành cung Cổ Bi là vì địa thế ở đây đẹp, phong cảnh hữu tình, lại gần Như Kinh (làng Ghềnh), quê mẹ chúa Trịnh Cương.

Cổ Bi không xa kinh thành Thăng Long nên nếu có biến động, chúa cũng có thể liệu được việc. Ngoài ra, hành cung còn là một trọng điểm quân sự trấn giữ huyết mạch giữa xứ Bắc và xứ Đông khi loạn lạc, đồng thời nó cũng là một quần thề di tích văn hoá nối kết khu vực cổ Luy Lâu - Thuận Thành, trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta với nhiều chùa chiền, đền tháp, đài tạ quy mô tráng lệ thật là xấu hổ